Trước khi đánh giá hiệu năng Dell Latitude E7450 chi tiết, mình sẽ điểm qua một vài tính năng nổi bật của máy Dell E7450 trước đã nhé. Đầu tiên là màn hình của Latitude E7450, hiện tại trên bài viết này là phiên bản Dell E7450 Core i5 14 inch Full HD 1920×1080. Độ sáng của màn hình là 256 nits trên mức trung bình dành cho các dòng máy mỏng nhẹ (246 nits). Khả năng tái tạo màu sắc của màn hình mạnh mẽ, đạt 92% gam màu sRGB và 60 adobe RGB.
Có thể nói về dải chuẩn màu thì Dell Latitude E7450 rất ấn tượng, bởi dòng Latitude 7000 series vốn được sinh ra dành cho công việc doanh nhân nên 1 màn hình chuẩn là yếu tốt cần thiết với các bạn làm việc văn phòng thường xuyên phải nhìn vào màn hình rất nhiều. Màn hình chuẩn màn cùng độ sáng cao, hiển thị tốt, góc nhìn rộng cũng hạn chế việc mỏi mắt hơn hẳn so với 1 màn hình chỉ dừng ở mức HD 1366×768 pixel bình thường. Ở thời điểm 2018 thì mình khuyên các bạn nên chọn màn hình Full HD 1080p trở lên để đảm bảo trải nghiệm sử dụng máy tốt.
Về thiết kế tổng thể của Dell E7450 thì mình sẽ không đề cấp, mình chỉ đề cấp tới khía cạnh bàn phím và touchpad ở đây. Tất nhiên rồi, laptop phục vụ công việc là chính thì bàn phím và touchpad tốt sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng máy lên rất nhiều.
So với thế hệ đàn anh Dell Latitude E7440 thì E7450 đã được Dell chăm chút rất kỹ về bàn phím. Latitude E7450 được thiết kế với hệ thống bàn phím khá rộng rãi, hành trình phím dài đem lại cảm giác tay khá tốt khi gõ phím. Bên cạnh đó độ đàn hồi, độ nảy tốt của bàn phím E7450 cũng giúp mình gõ phím được nhanh hơn.
Touchpad khá rộng rãi, bề mặt của nó khá mịn màng, phía trên là hệ thống nhấn chuột khiến bạn liên tưởng đến những chiếc Thinkpad. Cảm giác di trên touchoad này là rất nhanh và mượt, các thao tác vuốt chạm phản hồi rất chính xác. Tuy nhiên, nếu so sánh với Touchpad của Thinkpad hay Macbook thì Dell E7450 vẫn kém 1 chút, chưa thể tiệm cận sự hoàn hảo, nhưng mà nếu so sánh với các touchpad của laptop khác giá khoảng 10 triệu thì Dell E7450 sẽ không có đối thủ.
Hiệu năng máy Dell E7450
Hãy cùng mình điểm qua cấu hình của Dell E7450. Máy được trang bị chip thế hệ 5 Broadwell với tiến trình sản xuất chíp là 14nm nên mức tiêu thụ điện năng rất ít, chỉ 15 Watts. Mức xung nhịp con chip i5 5300U là 2.3 GHz, có thể ép xung lên 2.7 GHz và với phiên bản i7 5600U thì có thể lên tới 2.9 GHz. Dell Latitude E7450 cũng được trang bị card đồ họa tích hợp intel HD Graphic 5500 khá mạnh. Ram mặc định trên máy là 8GB ram DDR3L bus 1600. Máy cũng được bị ổ cứng 1 ổ mSata SSD và 1 ổ 2.5 inch. Tốc độ đọc của ổ mSata tối đa là 6GB/s. Mặc định Dell E7450 sẽ được trang bị sẵn 1 ổ SSD mSata 240GB hoặc 256GB. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp lên ổ SSD đời mới hơn cho tốc độ đọc ghi cao hơn hoặc nâng cấp thêm 1 ổ cứng cơ HDD 1TB chẳng hạn để lưu trữ dữ liệu.
Test thực tế khả năng làm việc E7450
Đầu tiên là mình sẽ test khả năng làm việc với các phần mềm thiết kế ảnh Photoshop, Illustrator. Mình sẽ mở thử file thiết kế PSD khá nhiều layer trên Photoshop thì mọi tác vụ phản hồi máy rất nhanh oke mượt mà. Tất nhiên rồi, mở file AI trên Illustrator cũng rất mượt không hề có giật lag đơ. Mọi thao tác đều rất oke.
Tiếp theo với tác vụ sử dụng AutoCad thì với những file nhẹ nhàng tầm 4-5MB mình test ở đây thì các thao tác zoom to nhỏ khá thoải mái không có vấn đề gì cả. Các thao tác thay đổi kích thước, màu sắc cũng rất mượt mà.
Mình có thử một file Cad 60MB bản đồ Hà Nội thì vẫn không hề có hiện tượng giật lag khi zoom hay thay đổi kích thước các chi tiết trong bản vẽ. Thực tế thì hiện nay các bạn học và vẽ bản đồ cũng chỉ ở mức này mà thôi. Với 3DS Max mình có test 1 file nội thất tầm 80MB thì máy mở có hơi chậm 1 chút, tuy nhiên sau khi ổn định thì thao tác với các layer khá ok mượt mà. Tất nhiên với những chiếc máy như này thì sẽ khó mà đáp ứng đầy đủ về khả năng xử lý đồ hoạ cũng như cấu hình với các phần mềm chuyên nghiệp như này
Cuối cùng là mình sẽ mở thử các file project video bằng Premiere và After Effect vốn rất ngốn cấu hình xem như thế nào. Mình sẽ mở thử file project Premiere khoảng 5 phút Full HD, có chèn rất nhiều transition chuyển cảnh. Các layer video mình đều chèn effect chỉnh màu, và 1 vài effect khác thì máy vẫn xem preview ở chế độ 1/2 được. Nếu bật chế độ Full HD thì vẫn xem được nếu bạn mới khởi tạo Premiere. Còn nếu dùng Premiere liên tục 2-3 tiếng thì máy sẽ nóng lên 1 chút, khi đó thì mở preview ở chế độ Full sẽ hơi giật 1 chút.
Mình cũng có link 1 vài layer từ Premiere sang After Effect thì cảm giác máy có sự delay chậm chạp nhất định. Cũng dễ hiểu thôi vì After Effect thực sự rất nặng và ngốn cấu hình. Mình cũng khuyên các bạn nên chọn mua laptop bản i7 trở lên nếu xác định dùng After Effect làm video nhiều. Còn về cơ bản thì bản i5 Broadwell trên Dell Latitude E7450 vẫn có thể tạm xài được After Effect 1 vài thao tác chèn hiệu ứng text và layer cơ bản.
Một điểm lưu ý là Dell E7450 chỉ có 1 quạt tỏa nhiệt và khe tản nhiệt ở cạnh máy nên khi máy hoạt động nặng thì quạt chạy khá to và phả hơi nóng khá khó chịu nếu bạn để tay phía bên cạnh máy. Với mình thì vấn đề này không phải là trở ngại gì vì mình hay để tay ở chiếu nghỉ tay trên laptop.
Nhân tiện test khả năng làm việc, mình cũng cài mở thử các tựa game nặng trên dell E7450 để xem con chip Broadwell và card HD 5500 có sức mạnh như thế nào. Mình có cài thử CS Go thì khi ở mức Low thì có thể tạm chơi được ở mức 71 fps còn khi cài đặt ở mức Medium thì fps chỉ còn 51 fps, với tựa game bắn súng mà fps dưới 60 khung hình trên giây là chúng ta đã khó có thể chơi được rồi. Tiếp theo là mình mở thử Dota 2 thì mức khung hình Low cũng chơi tạm ổn với 54 fps. Khi cài lên Medium thì fps chỉ còn 32 và giật lag đã xuất hiện. Còn với tựa game online nhẹ nhàng như Liên minh huyền thoại thì máy chơi rất ngon và ổn với trên 100 fps ở mức settings Medium.